Trắc nghiệm địa lý 11
Đề thi lớp 1
Lớp 2Lớp 2 - Kết nối tri thức
Lớp 2 - Chân trời sáng tạo
Lớp 2 - Cánh diều
Tài liệu tham khảo
Lớp 3Lớp 3 - Kết nối tri thức
Lớp 3 - Chân trời sáng tạo
Lớp 3 - Cánh diều
Tài liệu tham khảo
Lớp 4Sách giáo khoa
Sách/Vở bài tập
Đề thi
Lớp 5Sách giáo khoa
Sách/Vở bài tập
Đề thi
Lớp 6Lớp 6 - Kết nối tri thức
Lớp 6 - Chân trời sáng tạo
Lớp 6 - Cánh diều
Sách/Vở bài tập
Đề thi
Chuyên đề & Trắc nghiệm
Lớp 7Lớp 7 - Kết nối tri thức
Lớp 7 - Chân trời sáng tạo
Lớp 7 - Cánh diều
Sách/Vở bài tập
Đề thi
Chuyên đề & Trắc nghiệm
Lớp 8Sách giáo khoa
Sách/Vở bài tập
Đề thi
Chuyên đề & Trắc nghiệm
Lớp 9Sách giáo khoa
Sách/Vở bài tập
Đề thi
Chuyên đề & Trắc nghiệm
Lớp 10Lớp 10 - Kết nối tri thức
Lớp 10 - Chân trời sáng tạo
Lớp 10 - Cánh diều
Sách/Vở bài tập
Đề thi
Chuyên đề & Trắc nghiệm
Lớp 11Sách giáo khoa
Sách/Vở bài tập
Đề thi
Chuyên đề & Trắc nghiệm
Lớp 12Sách giáo khoa
Sách/Vở bài tập
Đề thi
Chuyên đề & Trắc nghiệm
ITNgữ pháp Tiếng Anh
Lập trình Java
Phát triển web
Lập trình C, C++, Python
Cơ sở dữ liệu

Nhằm mục đích giúp học sinh có thêm tài liệu ôn luyện trắc nghiệm Địa Lí lớp 11 năm 2022, bộ 1000 Câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí 11 có đáp án được biên soạn bám sát theo nội dung từng bài học với đầy đủ các cấp độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng. Hi vọng với bộ câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí 11 này sẽ giúp học sinh ôn tập trắc nghiệm và đạt điểm cao trong các bài thi môn Địa Lí 11.
Bạn đang xem: Trắc nghiệm địa lý 11
Mục lục câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí 11
(mới) Bộ câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí 11 năm 2021 mới nhất
A - Khái quát nền kinh tế - xã hội thế giới
B - Địa lí khu vực và quốc gia
Trắc nghiệm Địa Lí 11 Bài 1 có đáp án năm 2022
Câu 1: Đặc điểm chung của nhóm các nước đang phát triển là?
A. GDP bình quân đầu người thấp, chỉ số HDI ở mức cao, nợ nước ngoài nhiều.
B. GDP bình quân đầu người cao, chỉ số HDI ở mức thấp, nợ nước ngoài nhiều.
C. GDP bình quân đầu người thấp, chỉ số HDI ở mức thấp, nợ nước ngoài nhiều.
D. Năng suất lao động xã hội cao, chỉ số HDI ở mức thấp, nợ nước ngoài nhiều.
Đáp án:
Các nước đang phát triển là nhóm những nước nghèo, trình độ phát triển kinh tế thấp, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn => có GDP bình quân đầu người thấp, nợ nước ngoài nhiều và HDI ở mức thấp.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 2: Ý nào sau đây không phải là đặc điểm chung của nhóm các nước kinh tế phát triển?
A. Đầu tư nước ngoài lớn.
B. Ngành dịch vụ chiếm tỉ trọng lớn.
C. Chỉ số phát triển con người (HDI) cao.
D. Thu nhập bình quân đầu người không cao.
Đáp án:
Các nước phát triển có GDP/người cao, đầu tư nước ngoài nhiều, chỉ số HDI cao.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 3: “ Trải qua quá trình công nghiệp hóa và đạt trình độ phát triển nhất định về công nghiệp” là đặc điểm nổi bật của nhóm nước?
A. Công nghiệp mới.
B. Kinh tế đang phát triển.
C. Kinh tế phát triển.
D. Chậm phát triển.
Đáp án:
Một số nước và vùng lãnh thổ đạt được trình độ nhất định về công nghiệp gọi là các nước công nghiệp mới (NICs), như: Hàn Quốc, Xin-ga-po, Đài Loan, Bra-xin, Ác-hen-ti-na,…
Đáp án cần chọn là: A
Câu 4: Cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của các nước phát triển có đặc điểm là?
A. Khu vực II rất cao, khu vực I và III thấp
B. Khu vực I rất thấp, khu vực II và III cao
C. Khu vực I và III cao, khu vực II thấp
D. Khu vực I rất thấp, khu vực III rất cao
Đáp án:
Trong cơ cấu kinh tế:
+ các nước phát triển khu vực dịch vụ chiếm tỉ lệ rất lớn, nông nghiệp rất nhỏ.
+ các nước đang phát triển tỉ lệ ngành nông nghiệp còn cao.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 5: Dấu hiệu đặc trưng của cách mạng khoa học công nghệ hiện đại là?
A. Sản xuất công nghiệp được chuyên môn hóa.
B. Khoa học được ứng dụng vào sản xuất.
C. Xuất hiện và bùng nổ công nghệ.
D. Quy trình sản xuất được tự động hóa.
Đáp án:
Đặc trưng của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại là sự xuất hiện và phát triển nhanh chóng - bùng nổ công nghệ cao.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 6: Các trụ cột chính của cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đều có đặc điểm chung là?
A. Có hàm lượng tri thức cao.
B. Chi phí sản xuất lớn.
C. Thời gian nghiên cứu dài.
D. Xuất hiện ở các nước đang phát triển.
Đáp án:
Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại dựa vào thành tựu khoa học mới với hàm lượng tri thức cao => các trụ cột chính của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đều có đặc điểm chung là có hàm lượng tri thức cao.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 7: Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại xuất hiện vào thời gian nào sau đây?
A. Đầu thế kỉ XVIII, đầu thế kỉ XIX.
B. Giữa thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX.
C. Đầu thế kỉ XX, giữa thế kỉ XIX.
D. Cuối thế kỉ XX, đầu thế kỉ XXI.
Đáp án:
Vào cuối thế kỷ XX, đầu thế kỉ XXI, cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại được tiến hành.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 8: Ý nào sau đây không phải là tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại?
A. Làm xuất hiện nhiều ngành mới.
B. Đẩy mạnh nền kinh tế thị trường.
C. Làm xuất hiện nền kinh tế tri thức.
D. Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Đáp án:
Cuộc cách mạng KH và CN hiện đại sử dụng nhiều thành tựu công nghệ có tác động sâu sắc:
- Làm xuất hiện nhiều ngành mới (công nghệ vật liệu , công nghệ thông tin, công nghệ năng lượng, công nghệ sinh học).
- Thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế mạnh mẽ (tăng tỉ trọng công nghiệp và dịch vụ).
- Làm cho kinh tế thế giới chuyển dần từ nền kinh tế công nghiệp sang kinh tế tri thức (nền kinh tế dựa trên tri thức, kỹ thuật, công nghệ cao).
=> Tác động đẩy mạnh nền kinh tế thị trường là không đúng
Đáp án cần chọn là: B
Câu 9: Các nước phát triển tập trung chủ yếu ở khu vực nào sau đây?
A. Bắc Mĩ, Tây Âu, Ô-xtrây-li-a.
B. Nam Mĩ, Tây Âu, Ô-xtrây –li-a.
C. Bắc Mĩ, Đông Nam Á, Tây Âu.
D. Bắc Mĩ, Đông Á, Ô–xtrây-li-a.
Đáp án:
Các nước phát triển là những quốc gia có nền kinh tế ở trình độ cao, thu nhập bình quân đầu người lớn, chỉ số HDI cao => các nước này tập trung chủ yếu ở khu vực Bắc Mĩ (Hoa Kì, Canađa), Tây Âu (Anh, Pháp, Ý, Thủy Sĩ, Đức…) và Ô-xtrây-li-a.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 10: Cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại làm xuất hiện nhiều ngành mới chủ yếu trong lĩnh vực nào sau đây?
A. Thương mại và du lịch.
B. Nông nghiệp và công nghiệp.
C. Công nghiêp và dịch vụ.
D. Dịch vụ và nông nghiệp.
Đáp án:
Cuộc cách mạng KH và CN hiện đại với đặc trưng là sự xuất hiện và phát triển nhanh chóng công nghệ cao, là những ngành dựa vào thành tựu khoa học lớn, có hàm lượng tri thức cao.
=> Làm xuất hiện nhiều ngành mới trong lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ như: công nghệ vật liệu (sản xuất các vật liệu mới), công nghệ năng lượng (hạt nhân), công nghệ sinh học, công nghệ thông tin (phát triển ngành viễn thông).
Đáp án cần chọn là: C
Trắc nghiệm Địa Lí 11 Bài 2 có đáp án năm 2022
Câu 1: Toàn cầu hóa là quá trình?
A. Mở rộng thị trường của các nước phát triển.
B. Thu hút vồBn đầu tư của các nước đang phát triển.
C. Hợp tác về phân công lao động trong sản xuất.
D. Liên kết các quốc gia trên thế giới về nhiều lĩnh vực.
Đáp án:
Xu hướng toàn cầu hóa là quá trình liên kết các quốc gia về nhiều mặt kinh tế, văn hóa, khoa học, …
Đáp án cần chọn là: D
Câu 2: Tiêu cực của quá trình khu vực hóa đòi hỏi các quốc gia?
A. Góp phần bảo vệ lợi ích kinh tế.
B. Tự do hóa thương mại toàn cầu.
C. Kìm hãm sự phát triển kinh tế.
D. Tự chủ về kinh tế, quyền lực.
Đáp án:
Quá trình khu vực hóa thúc đẩy sự giao lưu, hợp tác phát triển kinh tế giữa các nước, quá trình này cũng đòi hỏi các nước phải tự chủ về mặt kinh tế, quyền lực quốc gia.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 3: WTO là tên viết tắt của tổ chức nào sau đây?
A. Tổ chức Thương mại thế giới.
B. Liên minh châu Âu.
C. Hiệp ước tự do thương mại Bắc Mĩ.
D. Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương.
Đáp án:
Tổ chức thương mại thế giới (viết tắt là WTO) với 150 thành viên, chi phối 95% hoạt động thương mại của thế giới.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 4: Biểu hiện của thị trường tài chính quốc tế được mở rộng là?
A. Sự sát nhập các ngân hàng lại với nhau.
B. Nhiều ngân hàng được nối với nhau qua mạng viễn thông điện tử.
C. Sự kết nối giữa các ngân hàng lớn với nhau.
D. Triệt tiêu các ngân hàng nhỏ.
Đáp án:
Với hàng vạn ngân hàng được nối với nhau qua mạng viễn thông điện tử, một mạng lưới liên kết tài chính toàn cầu đã và đang mở rộng trên toàn thế giới.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 5: Các tổ chức tài chính quốc tế nào sau đây ngày càng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế toàn cầu?
A. Ngân hàng châu Âu, Quỹ tiền tệ quốc tế.
B. Ngân hàng châu Á, Ngân hàng châu Âu.
C. Ngân hàng thế giới, Quỹ tiền tệ quốc tế.
D. Ngân hàng châu Á, Ngân hàng Thế giới.
Đáp án:
Các tổ chức tài chính toàn cầu như Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng tthế giới (WB)
Đáp án cần chọn là: C
Câu 6: Ý nào sau đây không phải là mặt thuận lợi của toàn cầu hóa kinh tế?
A. Thúc đẩy sản xuất phát triển và tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
B. Đẩy nhanh đầu tư.
C. Gia tăng khoảng cách giàu nghèo, cạnh tranh giữa các nước.
D. Tăng cường sự hợp tác quốc tế.
Đáp án:
- Toàn cầu hóa kinh tế thúc đẩy sản xuất phát triển, tăng trưởng kinh tế toàn cầu, đẩy mạnh đầu tư, tăng cường hợp tác quốc tế.
=> Nhận xét A, B, D đúng.
- Nhận xét C: gia tăng khoảng cách giàu nghèo, cạnh tranh giữa các nước là khó khăn, thách thức, đây không phải là thuận lợi của toàn cầu hóa.
=> Nhận xét C không đúng.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 7: Cơ sở quan trọng để hình thành các tổ chức liên kết khu vực là?
A. Vai trò quan trọng của các công ty xuyên quốc gia.
B. Xuất hiện những vấn đề mang tính toàn cầu.
C. Sự phân hóa giàu – nghèo giữa các nhóm nước.
D. Sự tương đồng về địa lí, văn hóa, xã hội.
Đáp án:
Do sự phát triển không đều và sức ép cạnh tranh trên thế giới, những quốc gia tương đồng về văn hóa, xã hội, địa lí hoặc có chung mục tiêu, lợi ích đã liên kết với nhau thành các tổ chức liên kết kinh tế đặc thù.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 8: ASEAN là tên viết tắt của tổ chức liên kết kinh tế khu vực nào?
A. Hiệp ước tự do thương mại Bắc Mĩ.
B. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á.
C. Thị trường chung Nam Mĩ.
D. Liên minh châu Âu.
Đáp án:
ASEAN là tên viết tắt của tổ chức liên kết kinh tế Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 9: Ý nào sau đây không phải là đặc điểm của các công ty xuyên quốc gia?
A. Hoạt động mạnh trong lĩnh vực du lịch.
B. Phạm vi hoạt động ở nhiều quốc gia.
C. Chi phối các ngành kinh tế quan trọng.
D. Có nguồn của cải vật chất rất lớn.
Đáp án:
Đặc điểm của các công ty xuyên quốc gia:
- Phạm vi hoạt động nhiều quốc gia khác nhau.
- Nắm trong tay khối lượng tài sản lớn.
- Chi phối mạnh mẽ các hoạt động kinh tế của nhân loại.
=> Nhận xét B, C, D đúng
Nhận xét A không đúng
Đáp án cần chọn là: A
Câu 10: Ý nghĩa tích cực của tự do hóa thương mại mở rộng là?
A. Tạo thuận lợi cho tài chính quốc tế phát triển.
B. Nâng cao vai trò của các công ty đa quốc gia.
Xem thêm: Chậm Kinh Bao Lâu Thì Có Thai? ? Giải Đáp Từ Chuyên Gia Phụ Nữ Chậm Kinh Lâu Nhất Là Bao Ngày
C. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thế giới.
D. Hàng hóa có điều kiện lưu thông rộng rãi.
Đáp án:
Tự do hóa thương mại mở rộng là quá trình nhà nước giảm dần sự can thiệp vào các hoạt động thương mại quốc tế của quốc gia, hàng rào thuế quan được bãi bỏ hoặc cắt giảm sẽ tạo điều kiện thông thoáng và thuận lợi cho hoạt động buôn bán xuất nhập khâu hàng hóa giữa các nước -> hàng hóa được lưu thông rộng rãi.
Đáp án cần chọn là: D
Trắc nghiệm Địa Lí 11 Bài 3 có đáp án năm 2022
Câu 1: Việc suy giảm và thủng tầng ô – dôn gây hậu quả gì sau đây?
A. Gia tăng hiện tương mưa axít.
B. Băng tan ở hai cực.
C. Nhiệt độ Trái Đất tăng lên.
D. Mất lớp bảo vệ Trái Đất.
Đáp án:
Tầng ô- dôn có vai trò hấp thụ các ttia cực tím ảnh hưởng đến Trái Đât. Khí thải CFCs làm tầng ôzôn mỏng dần và lỗ thủng tầng ôzôn ngày càng rộng
=> Trái Đất mất đi lớp bảo vệ, các tia cực tím dễ dàng xuyên qua đến bề mặt Trái Đất.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 2: Tác động trực tiếp của hiện tượng hiệu ứng nhà kính là?
A. Tan băng ở hai cực Trái Đất.
B. Mực nước biển dâng cao hơn.
C. Nhiệt độ toàn cầu nóng lên.
D. Xâm nhập mặn vào sâu nội địa hơn.
Đáp án:
Xác định từ khóa “tác động trực tiếp” => hiệu ứng nhà kính là hiện tượng tia sáng Mặt Trời xuyên qua khí quyển và chiếu thẳng xuống mặt đất. Sau đó mặt đất hấp thụ chúng và nóng lên lại tiếp tục bức xạ sóng dài vào khí quyển để khí CO2 hấp thụ làm cho không khí tăng nhiệt.
=> Như vậy tác động trực tiếp của hiện tượng hiệu ứng nhà kính là làm cho nhiệt độ toàn cầu nóng lên.
Đáp án cần chọn là: C
Chú ý: Hiện tượng băng tan hai cực và mực nước biển tăng là hậu quả của hiện tượng trái đất nóng lên.
Câu 3: Nguyên nhân chính dẫn đến sự suy giảm đa dạng sinh vật là?
A. Nhiệt độ Trái Đất nóng lên.
B. Khai thác quá mức tài nguyên thiên nhiên.
C. Sử dụng chất nổ trong quá trình khai thác.
D. Diện tích rừng ngày càng thu hẹp.
Đáp án:
Nguyên nhân chính gây nên sự suy giảm đa dạng sinh vật là khai thác quá mức tài nguyên thiên nhiên.
Ví dụ:
- đốt rừng, chặt phá rừng quá mức làm thu hẹp diện tích rừng.
- đánh bắt quá mức làm suy giảm nguồn lợi thủy sản ven bờ, sử dụng chất nổ trong quá trình khai thác…
Đáp án cần chọn là: B
Câu 4: Biện pháp giúp cân bằng giữa phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường tự nhiên và giải quyết các vấn đề xã hội mà nhân loại đang hướng tới là?
A. Phát triển theo chiều rộng.
B. Phát triển theo chiều sâu.
C. Phát triển nhanh.
D. Phát triển bền vững.
Đáp án:
Khái niệm phát triển bền vững là sự phát triển kinh tế – xã hội lành mạnh, dựa trên việc sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên và BVMT, nhằm đáp ứng nhu cầu hiện tại nhưng không làm ảnh hưởng bất lợi cho các thế hệ mai sau.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 5: Cho bảng số liệu:
Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi của các nước phát triển và đang phát triển năm2005 (Đơn vị: %)

Biểu đồ thích hợp nhất thể hiện cơ cấu dân số theo nhóm tuổi của các nước phát triển và đang phát triển năm 2005 là gì?
A. Biều đồ đường.
B. Biểu đồ miền.
C. Biểu đồ tròn.
D. Biểu đồ cột.
Đáp án:
- Đề bài yêu cầu: vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu dân số, của 2 đối tượng là: các nước phát triển và đang phát triển.
- Dựa vào dấu hiệu nhận biết biểu đồ tròn => Biểu đồ thích hợp nhất thể hiện cơ cấu dân số theo nhóm tuổi của các nước phát triển và đang phát triển năm 2005 là biểu đồ tròn. (2 hình tròn bằng nhau)
Đáp án cần chọn là: C
Câu 6: Dân số già gây ra hậu quả lớn nhất về mặt kinh tế - xã hội là?
A. Nạn thất nghiệp tăng lên.
B. Chi phí phúc lợi xã hội tăng lên.
C. Thiếu nguồn lao động.
D. Thị trường tiêu thụ thu hẹp.
Đáp án:
Dân số già => tỉ lệ trẻ em ít -> nguồn lao động bổ sung trong tương lai giảm; ngược lại tỉ lệ người già tăng lên.
=> Hậu quả là thiếu nhân lực thay thế
Đáp án cần chọn là: C
Câu 7: Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng môi trường toàn cầu đang bị ô nhiễm và suy thoái nặng nề là?
A. Áp lực của gia tăng dân số.
B. Sự tăng trưởng của hoạt động nông nghiệp.
C. Sự tăng trưởng của hoạt động công nghiệp.
D. Sự tăng trưởng của hoạt động dịch vụ.
Đáp án:
Hoạt động sản xuất công nghiệp phát triển làm gia tăng mạnh mẽ lượng chất thải vào môi trường (đất, nước, không khí) đặc biệt là nguồn khí thải gây nên hiệu ứng nhà kính, thủng tầng ôdôn, mưa a-xit...
Đáp án cần chọn là: C
Câu 8: Hiện tượng nào sau đây dễ gây ra bệnh ung thư da?
A. Hiện tượng hiệu ứng nhà kính.
B. Tầng ôdôn bị thủng ở Nam cực.
C. Chất thải làm ô nhiễm biển và đại dương.
D. Việc lạm dụng phân hóa học và thuốc bảo vệ thực vật.
Đáp án:
Nguyên nhân gây nên bệnh ung thư da là do các tia cực tím từ ánh sáng Mặt Trời. Tầng ô dôn có vai trò quan trọng hấp thụ các tia cực tím chiếu xuống mặt đất. Khí thải CFC2 đã làm thủng tầng ô dôn ở Nam Cực => các tia cực tím dễ dàng xuyên qua tầng khí quyển chiếu thẳng xuống mặt đất -> gây nên bệnh ung thư da.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 9: Để phát triển bền vững và nâng cao chất lượng cuộc sống cho mọi người, các quốc gia cần?
A. Hạn chế gia tăng dân số trên quy mô toàn cầu.
B. Hạn chế ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí.
C. Hạn chế nạn khủng bố quốc tế và tội phạm có tổ chức.
D. Hạn chế và loại trừ các mô hình sản xuất, tiêu dùng thiếu bền vững.
Đáp án:
- Phát triển bền vững là sự phát triển đảm bảo tốc độ tăng trưởng ổn định, giải quyết được các vấn đề kinh tế - xã hôi và bảo vệ môi trường.
- Hạn chế, loại trừ các mô hình sản xuất tiêu dùng thiếu bền vững và thay thế bằng các mô hình tiên tiến hiện đại => giúp nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng trưởng kinh tế và hạn chế lượng khí thải, chất thải độc hại ra môi trường => từ đó sẽ nâng cao chất lượng cuộc sống cho mọi người.
Đáp án cần chọn là: D
Trắc nghiệm Địa Lí 11 Bài 5 Tiết 1 có đáp án năm 2022
Câu 1: Đại bộ phận lãnh thổ châu Phi là cảnh quan?
A. Hoang mạc và rừng cận nhiệt đới khô.
B. Hoang mạc, bán hoang mạc và xavan.
C. Xavan và rừng xích đạo.
D. Rừng cận nhiệt đới khô và xavan.
Đáp án:
Phần lớn lãnh thổ châu Phi có khí hậu khô nóng với cảnh quan hoang mạc, bán hoang mạc và xa van.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 2: Đặc điểm nổi bật của khí hậu châu Phi là?
A. Khô nóng.
B. Lạnh khô
C. Nóng ẩm
D. Lạnh ẩm
Đáp án:
Phần lớn lãnh thổ châu Phi có khí hậu khô nóng.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 3: Nhận xét đúng nhất về thực trạng tài nguyên của Châu Phi?
A. Khoáng sản nhiều, đồng cỏ và rừng xích đạo diện tích rộng lớn.
B. Khoáng sản và rừng đang bị khai thác quá mức.
C. Khoáng sản phong phú, rừng nhiều nhưng chưa được khai thác.
D. Trữ lượng lớn về vàng, kim cương, dầu mỏ, phốt phát nhưng chưa được khai thác.
Đáp án:
Ở châu Phi, tài nguyên khoáng sản và rừng bị con người khai thác quá mức dẫn đến cạn kiệt cũng như các hậu quả khác về môi trường (như đất đai bị hoang hóa, khô hạn...)
=> Như vậy, hiện trạng tài nguyên châu Phi hiện nay là tài nguyên rừng và khoáng sản bị khai thác quá mức.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 4: Ý nào sau đây không phải là đặc điểm dân cư – xã hội châu Phi?
A. Trình độ dân trí thấp.
B. Nhiều hủ tục lạc hậu, bệnh tật.
C. Xung đột sắc tộc, đói nghèo.
D. Chỉ số phát triển con người cao.
Đáp án:
“Chỉ số phát triển con người cao” không phải là đặc điểm dân cư – xã hội châu Phi. Vì châu Phi có trình độ dân trí thấp, nhiều hủ tục lạc hậu; tình trạng đói nghèo, bệnh tật đang là những thách thức lớn đối với người dân ở đây.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 5: Một trong những đặc điểm dân cư – xã hội nổi bật của châu Phi là?
A. Dân số đông, tăng rất chậm.
B. Gia tăng dân số tự nhiên thấp.
C. Tỉ lệ nhóm người trên 60 tuổi cao.
D. Tuổi thọ trung bình thấp.
Đáp án:
Đặc điểm dân cư Châu Phi là tỉ suất sinh cao, dân số tăng nhanh, tuổi thọ trung bình thấp
=> Nhận xét A, B, C không đúng -> Loại
Nhận xét D đúng
Đáp án cần chọn là: D
Câu 6: Ý nào sau đây không phải là nguyên nhân kìm hãm sự phát triển của châu Phi?
A. Nạn nhập cư bất hợp pháp.
B. Quản lý yếu kém, hậu quả của sự thống trị lâu dài.
C. Xung đột sắc tộc, tôn giáo.
D. Trình độ dân trí thấp.
Đáp án:
Nguyên nhân kìm hãm sự phát triển châu Phi là
+ Hậu quả của sự thống trị lâu dài chủ nghĩa thực dân .
+ Xung đột, chính phủ yếu kém,….
+ Trình độ dân trí thấp.
=> Nhận xét B, C, D đúng
Nhận xét A không đúng
Đáp án cần chọn là: A
Câu 7: Để phát triển nông nghiệp, giải pháp cấp bách đối với đa số các quốc gia ở châu Phi là?
A. Mở rộng mô hình sản xuất quảng canh.
B. Khai hoang để mở rộng diện tích đất trồng trọt.
C. Tạo ra các giống cây có thể chịu được khô hạn.
D. Áp dụng các biện pháp thủy lợi để hạn chế khô hạn.
Đáp án:
Giải pháp cấp bách là cần khai thác và sử dụng hợp lí tài nguyên + áp dụng các biện pháp thủy lợi
Đáp án cần chọn là: D
Câu 8: Hiện nay, những vấn đề nào đã và đang đe dọa cuộc sống của người dân châu Phi?
A. Tuổi thọ trung binh thấp, dân số tăng nhanh.
B. Tình trạng mù chữ, thất học gia tăng.
C. Xung đột sắc tộc, đói nghèo, bệnh tật.
D. Phân bố dân cư không đều, nội chiến.
Đáp án:
Xung đột sắc tộc, đói nghèo, bệnh tật => những thách thức lớn đang đe dọa cuộc sống người dân châu Phi
Đáp án cần chọn là: C
Câu 9: Đầu tư của nước ngoài vào châu Phi tập trung chủ yếu vào ngành?
A. Nông nghiệp.
B. Dịch vụ.
C. Công nghiệp có trình độ cao.
D. Khai thác khoáng sản.
Đáp án:
Châu Phi có nguồn tài nguyên khoáng sản giàu có (kim cương, vàng, dầu khí, sắt, chì kẽm…)
=> Thu hút nhiều công ty tư bản nước ngoài đầu tư khai thác -> làm cạn kiệt tài nguyên và tàn phá môi trường.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 10: Nguyên nhân sâu xa của “vòng luẩn quẩn” : nghèo đói, bệnh tật, tệ nạn xã hội, mất cân bằng sinh thái ở châu Phi là do?
A. Nợ nước ngoài quá lớn, không có khả năng trả.
B. Do hậu quả sự bóc lột của chủ nghĩa tư bản trước kia.
C. Tình trạng tham nhũng, lãng phí kéo dài.
D. Dân số gia tăng quá nhanh.
Đáp án:
Dân cư châu Phi đông đúc và tăng rất nhanh dẫn đến nhu cầu về việc làm, ăn, ở, tiêu dùng lớn....
Xem thêm: Xăm Vùng Kín Phụ Nữ: 4 Điều Phái Đẹp Cần Lưu Ý Để Có Hình Xăm Đẹp
=> trong khi nền kinh tế còn chậm phát triển => gây sức ép lớn lên các vấn đề giải quyết việc làm, nơi ở, an ninh lương thực, y tế, giáo dục…
=> Dẫn đến tình trạng nghèo đói, bệnh tật, tài nguyên thiên nhiên bị khai thác quá mức gây mất cân bằng sinh thái.