NHƯỢC ĐIỂM CỦA BIỆN PHÁP THỦ CÔNG

     

Câu hỏi: Nêu ưu, nhược điểm của biện pháp thủ công và biện pháp hóa học trong phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng.

Bạn đang xem: Nhược điểm của biện pháp thủ công

Trả lời: 

Ưu, nhược điểm của biện pháp thủ công và biện pháp hóa học trong phòng, trừ sâu bệnh:

Biện pháp thủ công:


- Ưu điểm:

+ Đơn giản, dễ thực hiện

+ Có hiệu quả khi sâu, bệnh mới phát sinh.

- Nhược điểm:

+ Tốn công.

+ Hiệu quả thấp khi sâu, bệnh đã phát triển mạnh.

Biện pháp hóa học:

- Ưu điểm:

+ Tiêu diệt sâu bệnh nhanh.

+ Ít tốn công.

Xem thêm: Cách Vẽ Mẹ Đẹp Nhất Và Đơn Giản Nhất Cho Học Sinh, Vẽ Tranh Về Mẹ Đẹp Đơn Giản Nhất Cho Các Bé

Nhược điểm:

+ Thường gây ô nhiễm môi trường.

+ Làm ảnh hưởng đến sức khỏe của con người, vật nuôi và hệ sinh thái.

* Khái quát thuốc trừ sâu

Thuốc trừ sâu là một loại chất được sử dụng để chống côn trùng. Chúng bao gồm các thuốc diệt trứng và thuốc diệt ấu trùng để diệt trứng và ấu trùng của côn trùng. Các loại thuốc trừ sâu được sử dụng trong nông nghiệp, y tế, công nghiệp và gia đình. Việc sử dụng thuốc trừ sâu được cho là một trong các yếu tố chính dẫn tới sự gia tăng sản lượng nông nghiệp trong thế kỷ 20. Gần như tất cả các loại thuốc trừ sâu đều có nguy cơ làm thay đổi lớn các hệ sinh thái; nhiều loại thuốc trừ sâu độc hại với con người; và các loại khác tích tụ lại trong chuỗi thức ăn. 

Thuốc trừ sâu có thể được phân thành hai nhóm chính: thuốc trừ sâu ngấm từ rễ - có dư lượng và hiệu quả lâu dài, và thuốc trừ sâu tiếp xúc - không có dư lượng.

*

* Thực trạng ô nhiễm môi trường do lạm dụng chất hóa học trong canh tác nông nghiệp

Ở nước ta, riêng về nhu cầu phân bón vô cơ năm 2010 khoảng 9,1 triệu tấn, trong khi đó lượng phân bón được sản xuất trong nước chỉ đạt khoảng 5,6 triệu tấn (khoảng 61,5%). Bên cạnh đó, từ năm 2000 đến nay, trung bình mỗi năm nước ta tiêu thụ khoảng trên 30.000 tấn thuốc bảo vệ thực vật thành phẩm. Mặc dù, lượng thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng ở nước ta còn ít (trung bình từ 0,5-1,0 kg/ha.năm) nhưng ở nhiều nơi đã phát hiện dư lượng thuốc bảo vệ thực vật gốc Chlor hữu cơ và Phosphor hữu cơ trong đất, nước và cả trong bùn đáy với nồng độ tương đối cao. Ví dụ đồng bằng sông Cửu Long là vựa lúa lớn nhất nước ta, trung bình hàng năm lượng hóa chất được sử dụng khoảng 405.000 tấn, trong đó thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng khoảng 8.200 tấn (khoảng 2%) và phân bón hóa học được sử dụng gần 397.000 tấn.

Thống kê từ năm 1998 đến 2017 cho thấy Việt Nam đã sử dụng tới 220.150 tấn thuốc bảo vệ thực vật, trong đó thuốc trừ sâu khoảng gần 137.150 tấn, thuốc trừ cỏ khoảng 38.000 tấn và thuốc trừ bệnh khoảng 45.000 tấn.

Xem thêm: Ý Nghĩa Của Từng Vị Trí Nốt Ruồi Ở Mu Bàn Tay Có Ý Nghĩa Gì ? Tốt Hay Xấu

Những điều này đều làm ô nhiễm đến môi trường tự nhiên thiên nhiên vô cùng nghiêm trọng. Hàng triệu người đã mắc bệnh trong âm thầm mà không biết. Nếu không hạn chế được việc sử dụng hóa chất trong nông nghiệp thì chúng ta đang tự giết chính mình.