6 MẸO TRỊ MỀ ĐAY TẠI NHÀ
Chữa nổi mề đay tại nhà là phương pháp điều trị hiệu quả, đơn giản và tiết kiệm chi phí. Thấy được ưu điểm này nên nhiều người tin tưởng và lựa chọn giải pháp này để sớm chấm dứt tình trạng ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ khó chịu. Tham khảo bài viết dưới đây để cho mình kinh nghiệm chăm sóc sức khỏe khi chẳng may mắc phải.
Bạn đang xem: 6 mẹo trị mề đay tại nhà
1. Vì sao nên áp dụng cách chữa nổi mề đay tại nhà?
Nổi mề đay là bệnh da liễu phổ biến, dễ tái phát khiến cho người bệnh phải gánh chịu những cơn ngứa ngáy, khó chịu. Điều này không chỉ gây bất tiện trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày mà còn ảnh hưởng tới sức khỏe nếu kéo dài liên tục.






Chữa nổi mề đay tại nhà đơn giản với bột yến mạch
2.15. Chế độ ăn uống lành mạnh
Một chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh đóng vai trò quan trọng, thúc đẩy hệ thống miễn dịch của cơ thể. Khi hệ thống miễn dịch khỏe mạnh, nguy cơ nổi mề đay trên da sẽ giảm. Vì vậy, cách điều trị nổi mề đay tại nhà không thể bỏ qua là chế độ ăn uống lành mạnh, đặc biệt là vitamin C.
Bạn nên ăn nhiều vitamin C có trong cam, cà chua, dâu tây, ớt chuông, trái cây, quả mâm xôi, các loại rau xanh… Trường hợp bị mề đay do dị ứng thức ăn, nên bổ sung các thực phẩm có chứa probiotic và acidophilus. Đó là thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa và sức đề kháng.
Bên cạnh đó, hạn chế thực phẩm nhiều dầu mỡ, cay nóng, đồ ăn mặn, bánh kẹo ngọt, hải sản… để tránh bị tái phát mề đay.
2.16. Bài thuốc dân gian trị mề đay từ lá hẹ
Theo Y học hiện đại, lá hẹ có vị chua, tính ấm, giải độc, chống viêm, kháng khuẩn rất tốt. Ngoài ra, trong thành phần của lá hẹ còn chứa vitamin B có tác dụng làm sạch và phục hồi tổn thương da. Vì vậy, điều trị mề đay từ lá hẹ cũng là liệu pháp hiệu quả mà bạn có thể tham khảo.
Cách chữa mề đay từ lá hẹ:
Lấy một nắm lá hẹ rửa sạch, xay nhuyễn cùng với ít muối trắng.Gói lá hẹ trong bông gạc xanh, chườm lên vùng da bị mề đay.Ngoài ra, bạn có thể đun nước lá hẹ tắm để sạch da, giảm khô ngứa.2.17. Bài thuốc chữa mề đay từ tinh bột nghệ
Tinh bột nghệ không chỉ có tác dụng chữa viêm loét dạ dày, nguyên liệu này còn được mệnh danh là “thần dược” cải thiện các vấn đề da liễu. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, tinh bột nghệ chứa hoạt chất kháng viêm giúp chữa lành tổn thương trên da, trong đó có mề đay.
Cách trị mề đay bằng tinh bột nghệ:
Trộn tinh nghệ với mật ong rừng để tạo thành hỗn hợp dạng sệt.Làm sạch vùng da bị nổi mề đay, sau đó thoa hỗn hợp lên da, chờ khoảng 15 phút.Tiếp theo, rửa sạch da với nước.Xem thêm: Nội Dung Bài Người Công Dân Số Một Lớp 5, Người Công Dân Số Một Lớp 5 Trang 6
2.18. Chữa mề đay tại nhà với nước muối biển
Nhiều người bất ngờ về công dụng của nước muối biển loãng trong điều trị mề đay. Nhưng sự thật thì, muối biển có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn cao. Do đó, việc dùng muối để làm sạch da, tiêu diệt các tác nhân gây nổi mề đay là có cơ sở khoa học.
Cách thực hiện với muối:
Pha 2 thìa muối với 1 chậu nước ấm, khuấy đều.Dùng nước muối vừa pha rửa lên vùng da bị mề đay.Không nên pha nước muối quá đặc vì có thể làm tổn thương da.Mỗi ngày thực hiện 1 lần để nhanh chóng cải thiện triệu chứng ngứa ngáy khó chịu.2.19. Sử dụng gừng
Nghiên cứu khoa học đã chỉ ra gừng có khả năng sát khuẩn cao, vì vậy khi bị mề đay bạn có thể sử dụng gừng để cải thiện tình trạng bệnh.
Bạn chỉ cần cắt vài lát gừng tươi, chà nhẹ lên vùng da bị nổi mề đay, ngứa ngáy. Sau vài phút, triệu chứng ngứa, nổi mẩn đỏ sẽ giảm dần. Liệu pháp này cũng giúp hạn chế sự lây lan của các mảng mề đay trên da.
2.20. Nước cây phỉ trị nổi mề đay tại nhà
Nhiều người thắc mắc bị nổi mề đay làm sao hết? Cách đơn giản là áp dụng bài thuốc nước cây phỉ tại nhà.
Trong nước cây phỉ có hoạt chất tannin tự nhiên giúp cải thiện triệu chứng nóng rát, ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ.
Để sử dụng nước cây phỉ, bạn có thể thực hiện hướng dẫn sau:
Sử dụng 5 – 10g vỏ cây phỉ vào cốc nước.Nghiền nát vỏ cây trong cốc, sau đó cho vào một chiếc nồi.Đun sôi và để nguội, lọc hỗn hợp.Sau đó, lấy hỗn hợp bôi lên da, giữ khoảng 20 phút rồi rửa sạch. Thực hiện vài lần một ngày sẽ sớm chấm dứt tình trạng nổi mề đay.3. Lưu ý khi chữa mề đay tại nhà từ chuyên gia
Theo Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng, các mẹo dân gian chữa mề đay tại nhà ở trên có thể đẩy lùi triệu chứng ngứa ngáy, khó chịu. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ phù hợp với những người có biểu hiện nhẹ hoặc bệnh mới khởi phát. Hơn nữa, khi áp dụng liệu pháp này, người bệnh cần lưu ý:
Người bệnh không áp dụng liệu pháp khi kích ứng với bất cứ thành phần nào trong phương pháp sử dụng. Nếu lần đầu áp dụng, người dùng nên thử với vùng da nhỏ trên tay và theo dõi phản ứng kích ứng sau đó mới dùng trên diện rộng.Đa phần trường hợp nổi mề đay đều ở mức nhẹ, tình trạng có thể thuyên giảm sau vài ngày. Vì vậy, mẹo chữa tại nhà có thể áp dụng nếu tình trạng không quá nghiêm trọng.Mề đay cũng có thể là biểu hiện do phản ứng của dị ứng. Nếu có thêm triệu chứng như: sưng cổ họng, phù mạch, khó thở… nên đến ngay bệnh viện để được xử ký kịp thời.Trong trường hợp nổi mề đay kéo dài 3 ngày không giảm, hãy đến ngay các cơ sở y tế để thăm khám và được tư vấn của bác sĩ chuyên khoa.Bên cạnh các liệu pháp điều trị trên, để hạn chế tình trạng mề đay kéo dài và tái phát, người bệnh nên hạn chế rượu bia, thực phẩm gây dị ứng, mỹ phẩm…4. Kết luận chung
Chữa mề đay tại nhà là liệu pháp được nhiều người áp dụng bởi chúng có ưu điểm an toàn, lành tính, tiết kiệm và mang lại hiệu quả. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ mang tính chất cải thiện, không có tác dụng điều trị triệt để. Vì vậy, người bệnh cần chú ý tìm ra nguyên nhân để có biện pháp khắc phục lâu dài.
Xem thêm: Các Thành Phần Cấu Tạo Của Một Nucleotit Là :, Các Thành Phần Cấu Tạo Của Mỗi Nuclêôtit Là:
Ngoài ra, để cải thiện tình trạng nổi mề đay, mẩn ngứa, người bệnh có thể tham khảo các sản phẩm hỗ trợ thanh nhiệt, giải độc gan từ thảo dược. Bởi, suy giảm chức năng gan cũng là nguyên nhân gây nổi mề đay.