Bạn Hàng Lớn Nhất Của Eu Là Các Nước

     

Tìm hiểu thêm kiến thức về các nước liên minh châu âu ( EU) để hiểu rõ hơn về câu hỏi trên cùng Top Tài Liệu nhé.Bạn đang xem: Eu là bạn hàng lớn nhất của các nước

1. Khái niệm EU

Có các định chế chính là: Hội đồng châu Âu, Hội đồng Bộ trưởng, Nghị viện châu Âu, Uỷ ban châu Âu và Toà án châu Âu.

Bạn đang xem: Bạn hàng lớn nhất của eu là các nước

Liên minh châu Âu hay Liên hiệp châu Âu (tiếng Anh: European Union; còn được gọi là Khối Liên Âu, viết tắt là EU), là một liên minh chính trị và kinh tế bao gồm 27 quốc gia thành viên tại châu Âu. Liên minh châu Âu được thành lập bởi Hiệp ước Maastricht vào ngày 1 tháng 1 năm 1993 dựa trên Cộng đồng châu Âu (EC). Với hơn 459.7 triệu dân, Liên minh châu Âu chiếm khoảng 22% (16,2 nghìn tỷ đô la Mỹ năm 2015) GDP danh nghĩa và khoảng 17% (19,2 nghìn tỷ đô la Mỹ năm 2015) GDP sức mua tương đương của thế giới (PPP).

Liên minh châu Âu đã phát triển thị trường chung thông qua hệ thống luật pháp tiêu chuẩn áp dụng cho tất cả các nước thành viên nhằm đảm bảo sự lưu thông tự do của con người, hàng hóa, dịch vụ và vốn. EU duy trì các chính sách chung về thương mại, nông nghiệp, ngư nghiệp và phát triển địa phương.19 nước thành viên đã chấp nhận đồng tiền chung (đồng Euro), tạo nên khu vực đồng Euro. Liên minh châu Âu đã phát triển vai trò nhất định trong chính sách đối ngoại, có đại diện trong Tổ chức Thương mại Thế giới, G7, G20 và Liên Hợp Quốc. Liên minh châu Âu đã thông qua việc bãi bỏ kiểm tra hộ chiếu bằng Hiệp ước Schengen giữa 22 quốc gia thành viên và 4 quốc gia không phải là thành viên Liên minh châu Âu


*

Là tổ chức quốc tế, Liên minh châu Âu hoạt động thông qua hệ thống chính trị siêu quốc gia và liên chính phủ hỗn hợp. Những thể chế chính trị quan trọng của Liên minh châu Âu bao gồm Ủy ban châu Âu, Nghị viện châu Âu, Hội đồng Liên minh châu Âu, Hội đồng châu Âu, Tòa án Công lý Liên minh châu Âu và Ngân hàng Trung ương châu Âu.

Liên minh châu Âu có nguồn gốc từ Cộng đồng Than Thép châu Âu từ 6 quốc gia thành viên ban đầu vào năm 1951. Từ đó cho đến nay, Liên minh châu Âu đã lớn mạnh hơn về số lượng cũng như chất lượng thông qua việc tăng cường thẩm quyền của Liên minh châu Âu.

2. Chức năng của EU là gì?

Các mục tiêu và giá trị là cốt lõi của Liên Minh Châu Âu. Sau nhiều năm mở rộng, phạm vi này đã dịch chuyển từ kinh tế thuần túy sang một sứ mệnh toàn diện hơn.

Các mục tiêu hiện tại đang được nhắm tới:

+ Thúc đẩy hòa bình và phúc lợi xã hội cho 512,6 triệu công dân.

+ Đem lại sự tự do, an ninh và công bằng xuyên biên giới

+ Duy trì phát triển bền vững dựa trên tăng trưởng về kinh tế và ổn định giá cả, nền kinh tế có sự cạnh tranh cao mang lại nhiều việc làm, tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường.

+ Kết hợp loại bỏ đói nghèo và phân biệt đối xử.

+ Thúc đẩy tiến bộ khoa học và kỹ thuật.

+ Tăng cường sự gắn kết kinh tế, xã hội, liên kết lãnh thổ và sự đoàn kết giữa các quốc gia trong EU.

+ Tôn trọng sự đa dạng văn hóa và ngôn ngữ.

+ Thành lập một liên minh kinh tế và tiền tệ được sử dụng hiện tại là Euro.

Xem thêm: Luyện Từ Và Câu Lớp 5 Tập 1 Trang 151, Luyện Từ Và Câu: Tổng Kết Vốn Từ Trang 151

3. Các giá trị mà EU mang lại là gì?

Giá trị cốt lõi là một phần không thể thiếu của EU và lối sống của Châu Âu. Tất cả 27 quốc gia thành viên luôn giữ sự hòa hợp, khoan dung, công bằng, đoàn kết và không phân biệt đối xử là những yếu tố quan trọng.

+ Tự do – tự do đi lại tại bất cứ quốc gia nào trong Liên minh Châu Âu. Các quyền tự do trong tư tưởng, tôn giáo, ngôn ngữ và bảo mật thông tin được đề cập tại Hiến Chương về các quyền cơ bản của EU.

+ Dân chủ – Eu được xây dựng theo mô hình dân chủ đại diện (Representative Democracy), có nghĩa là tất cả các thành viên trong EU đều được hưởng các quyền chính trị như quyền bỏ phiếu trong các cuộc bầu cử Quốc hội Châu Âu cũng như quyền tranh cử với tư cách là ứng viên, bỏ phiếu tại quốc gia thường trú hoặc tại nơi sinh ra.

+ Bình đẳng – Nguyên tắc bình đẳng giữa nam và nữ là trọng tâm trong tất cả các chính sách của Châu Âu, trong tất cả các lĩnh vực.Nguyên tắc trả lương ngang nhau đã trở thành một phần của Hiệp ước Rome vào năm 1957. Mặc dù vẫn còn sự bất bình đẳng trong đó, tuy nhiên EU đã hạn chế được phần nào.

+ Luật pháp – Nền tảng của EU, tất cả những gì mà EU làm, đều được thực hiện thông qua các hiệp ước mang tính tự nguyện và dân chủ. Luật pháp và công lý được duy trì một cách độc lập bởi cơ quan tư pháp riêng biệt. Tòa án Công lý Châu Âu (European Court of Justice) là nơi bảo vệ phán quyết cuối cùng và phải được tôn trọng bởi các quốc gia thành viên.

+ Nhân quyền – được bảo vệ bởi Hiến chương về các quyền cơ bản của EU, những quyền này bao gồm: quyền không bị phân biệt đối xử dựa trên giới tính, chủng tộc, sắc tộc, tôn giáo, khuyết tật, tuổi tác hoặc khuynh hướng tình dục (đồng tính), quyền được bảo vệ thông tin cá nhân và quyền được tiếp cận với công lý.

4. Liên minh châu Âu (EU) bao gồm bao nhiêu thành viên?

Lịch sử của Liên minh châu Âu bắt đầu từ chiến tranh thế giới thứ II. Ý tưởng về hội nhập châu Âu đã được nhận thức sẽ giúp ngăn chặn việc giết chóc và phá hủy không xảy ra nữa. Bộ trưởng Ngoại giao Pháp Robert Schuman là người đã nêu ra ý tưởng và đề xuất lần đầu tiên trong một bài phát biểu nổi tiếng ngày9 tháng 5năm1950. Cũng chính ngày này hiện nay được coi là ngày thành lập của EU và được kỉ niệm hàng năm là Ngày châu Âu. Ban đầu, EU bao gồm 6 quốc gia thành viên là: Bỉ, Đức, Italia, Luxembourg, Pháp, Hà Lan. Năm 1973, tăng lên thành gồm 9 quốc gia thành viên. Năm 1981, tăng lên thành 10. Năm 1986, tăng lên thành 12. Năm 1995, tăng lên thành 15. Năm 2004, tăng lên thành 25. Năm 2007 tăng lên thành 27.

Sau đây là danh sách 27 quốc gia thành viên của Liên minh châu Âu xếp theo năm gia nhập:

1957: Bỉ, Đức, Italy, Luxembourg, Pháp, Hà Lan

1973:Đan Mạch, Ireland, Anh

1981: Hy Lạp

1986: Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha

1995: Áo, Phần Lan, Thụy Điển

Hiện nay, EU có diện tích là 4.422.773 km² với dân số là 492,9 triệu người (2006); với tổng GDP là 11.6 nghìn tỉ euro (~15.7 nghìn tỉ USD) trong năm 2007. Hầu hết các quốc gia châu Âu đều đang là thành viên của Liên minh châu Âu.

Vẫn còn 22 quốc gia gồm Albania, Andorra, Armenia, Azerbaijan, Belarus, Bosnia & Herzegovina, Croatia, Grugia, Iceland, Liechtenstein, Macedonia, Moldova, Monaco, Montenegro, Na Uy, Nga, San Marino, Serbia, Thổ Nhĩ Kỳ, Thụy Sĩ, Ukraina, và Vatican chưa gia nhập Liên minh châu Âu.

5. Hội đồng châu Âu (European Council)

Hội đồng châu Âulà cơ quan quyền lực cao nhất của EU gồm lãnh đạo 27 nước thành viên, Chủ tịch Hội đồng châu Âu và Chủ tịch EC. Hội đồng đưa ra định hướng và ưu tiên chính trị cho cả khối, cùng với Nghị viện châu Âu thông qua các đạo luật của EU và ngân sách chung của Liên minh.

Xem thêm: Chào Thầy Cô! Cho Em Hỏi Cách Tính Điểm Đại Học Ngoại Ngữ Năm 2022

Chủ tịch Hội đồng châu Âu(President of the European Council) có nhiệm kỳ 2,5 năm (tối đa 2 nhiệm kỳ).