Ảnh Hưởng Của Nhiệt Độ Đến Tốc Độ Phản Ứng



Liên kết websiteĐại học Duy TânCổng thông tin sinh viênDiễn đàn Duy TânĐoàn thanh niên - Đại học Duy Tân



KHOA KHOA HỌC TỰ NHIÊN
Phụ trách các học phần thuộc Khối kiến thức giáo dục đại cương trong các chương trình đào tạo tại Trường Đại học Duy Tân.
Bạn đang xem: ảnh hưởng của nhiệt độ đến tốc độ phản ứng
KHOA KHOA HỌC TỰ NHIÊN
Đảm nhận các học phần Toán học, Vật lý, Hóa học và Sinh học ở các chương trình đào tạo của Trường.
KHOA KHOA HỌC TỰ NHIÊN
Xây dựng chương trình, kế hoạch giảng dạy và chủ trì tổ chức quá trình đào tạo các học phần Toán học, Vật lý, Hóa học và Sinh học đại cương.
Tốc độ phản ứng phụ thuộc vào nhiệt độ và thông thường sự ảnh hưởng này rất phức tạp.
a. Phương trình Arrhenius
Bằng thực nghiệm, người ta rút ra phương trình về ảnh hưởng của nhiệt độ đến tốc độ phản ứng:
lnk = (-Ea/RT) + lnC
Trong đó:
k: hằng số tốc độ
C: hằng số đặc trưng cho mỗi phản ứng.
T: nhiệt độ tại đó xảy ra phản ứng.
R: hằng số khí lý tưởng.
Xem thêm: Trắc Nghiệm Sử Bài 25 Lớp 10, Trắc Nghiệm Lịch Sử 10 Bài 25
EA: năng lượng hoạt hóa của phản ứng, là hằng số với mỗi phản ứng.
Khi T tăng thì 1/T giảm, nên -1/Ttăng cho nên k tăng, do đó vpứ tăng lên và ngược lại.
Giải thích: khi T tăng thì chuyển động nhiệt của phân tử tăng lên dẫn đến số va chạm có hiệu quả tăng nên tốc độ phản ứng tăng.
Quy tắc Van’t HoffBằng thực nghiệm Van’t Hoff cho thấy rằng: “nhiệt độ cứ tăng thêm 10 độ thì tốc độ phản ứng sẽ tăng lên γ lần, γ có giá trị từ 2 ÷ 4 lần”.
vt+10/ vt =γ
Trong đó: γ là hệ số nhiệt độ cho biết tốc độ của phản ứng tăng lên bao nhiêu lần khi nhiệt độ của phản ứng tăng 100C.
Tổng quát: Ở nhiệt độ t1 có tốc độ là v1, ở nhiệt độ t2 có tốc độ là v2.
Xem thêm: Enthusiastic Đi Với Giới Từ Gì, Enthusiastically
vt2 / vt1 =γ (t2 - t1)/10
Quy tắc Van’t Hoff chỉ gần đúng ở khoảng nhiệt độ không cao lắm.
Ví dụ: Một phản ứng có hệ số nhiệt độ là γ = 3. Hỏi khi tăng nhiệt độ lên 400C thì tốc độ phản ứng tăng lên bao nhiêu lần?